Địa chỉ: Số 130 Tổ 11, Xã Phước Tân, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
  Email: tuananhphat77@gmail.com

XUẤT KHẨU GỖ CÓ THỂ VƯỢT XA 10 TỶ USD

XUẤT KHẨU GỖ CÓ THỂ VƯỢT XA 10 TỶ USD
Mới đây, tại TP HCM, Tổng hội NN&PTNT và Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội thảo Phát triển kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng NTM. Một số DN chế biến XK gỗ đến tham dự hội thảo, đã cho rằng: Nếu có chính sách và giải pháp phù hợp, hoàn toàn có thể vượt xa con số 10 tỷ USD mà các bộ, ngành liên quan đã kỳ vọng vào năm 2020. Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, gỗ là một trong những ngành hàng có lợi thế lớn nhất khi TPP có hiệu lực. Hiện nay, XK gỗ đang có mức tăng trưởng khoảng 15-16%/năm. Nhưng khi TPP có hiệu lực, XK hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng lên tới 25-30%/năm. Vì vậy, nếu chuẩn bị tốt để tận dụng được các lợi thế mà TPP mang lại, giá trị XK gỗ của nước ta vào năm 2020 có thể vượt xa con số dự báo là 10 tỷ USD. Ông Nguyễn Chiến Thắng, GĐ Cty TNHH Scansia Pacific, cho biết, ở châu Á, Việt Nam chỉ đang đứng sau Trung Quốc về XK gỗ. Nhưng ngành gỗ ở Trung Quốc đang chững lại vào có xu hướng suy giảm. Do đó, hầu hết các khách hàng quan trọng trên thị trường đồ gỗ thế giới đang đổ xô vào Việt Nam. Nếu tận dụng tốt cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại, ngành lâm nghiêp hoàn toàn có thể đạt giá trị XK lên tới 20 tỷ USD vào năm 2020. Riêng trong năm 2015 này, theo Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 10, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 5,19 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp nhận định năm nay XK gỗ có thể đạt gần 7 tỷ USD. Ông Nguyễn Tôn Quyền, PCT Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết, với những đơn đặt hàng đã có, ngành gỗ hoàn toàn có thể chạm mốc 7 tỷ USD vào cuối năm nay, tăng khoảng 700 triệu USD so với năm ngoái.

Tuy nhiên, để tận dụng được tốt các cơ hội mà thị trường mang lại, ngành lâm nghiệp cần có những thay đổi lớn trong thời gian tới. Trước hết, về mặt thị trường, việc giảm thiểu XK dăm gỗ là rất cần thiết.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, năm nay, trong kim ngạch dự báo XK gỗ là 7 tỷ USD, thì 1 tỷ của dăm gỗ. Như vậy, XK dăm gỗ vẫn còn khá nhiều. Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, cho biết, 1 m3 khối dăm gỗ, nếu XK chỉ được 120 USD/tấn (có thời điểm giảm còn 90 USD/tấn). Nếu là ván MDF, 1 m3 sẽ có giá XK 300-400 USD/tấn. Còn nếu là sản phẩm đồ gỗ, giá trị 1 m3 XK là 2.000-2.500 USD/tấn.

Trong 4 năm qua, Việt Nam liên tiếp đứng đầu thế giới ở một khía cạnh không mong muốn, đó là XK dăm gỗ. Bởi vậy, có thể thấy nếu như giảm thiểu được lượng dăm gỗ XK, đem nguyên liệu đó chế biến sâu, giá trị XK của ngành gỗ sẽ được tăng lên rất nhiều.

Thế nhưng, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, giảm XK dăm gỗ không thể bằng mệnh lệnh hành chính. Vì tính ra, XK dăm gỗ từng có đóng góp không nhỏ vào việc nâng giá bán gỗ của người trồng rừng.

Trước đây, khi chưa có XK dăm gỗ, 1 m3 bán cho các nhà máy giấy chỉ được 400.000đ. Từ sau khi XK dăm gỗ tăng mạnh, giá 1 m3 gỗ bán cho các nhà máy giấy đã tăng lên gấp đôi.

Thành ra, nếu hạn chế XK dăm gỗ bằng cách biện pháp thuế, thì nhiều khả năng sẽ đánh vào chính người trồng rừng. Bởi thế, để hạn chế XK dăm gỗ, giải pháp quan trọng nhất là phải đầu tư vào xây dựng những nhà máy chế biến sau dăm.

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su đầu tư 2 dây chuyền của nhà máy ván MDF tại Bình Phước, cũng là nhằm giảm bớt XK dăm gỗ. Bên cạnh giải pháp thị trường như trên, để nâng cao giá trị cho ngành lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người trồng rừng, trong chiến lược tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tập trung đột phá vào 2 khâu quan trọng là giống cây lâm nghiệp và công nghệ chế biến. Bởi nếu có giống tốt, cộng với thâm canh sâu, sẽ nâng cao được năng suất rừng trồng và chất lượng gỗ thương phẩm, qua đó nâng cao giá trị rừng trồng.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, hiện nay nước ta có 3,8 triệu ha rừng trồng, trong đó rừng sản xuất chiếm khoảng 2,8 triệu ha. Giá trị rừng sản xuất có thể tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay nếu cải thiện được năng suất, kéo dài chu kỳ sản xuất....


Hotline tư vấn: 0919252168
Zalo